Ngày này, trong các phương pháp xử lý bảo vệ bề mặt kim loại, Phun sơn tĩnh điên được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất. Vì sao nhà đầu tư lại lựa chọn công nghệ phun sơn tĩnh điện? Hãy cùng Giải Pháp Công Nghiệp GMT giải đáp thắc mắc này nhé!
Công nghệ phun sơn tĩnh điện là gì?
Công nghệ sơn tĩnh điện là một trong những phương pháp tân tiến và có vai trò quan trọng trong việc chế tạo máy móc, và các thiết bị điện tử…Phương pháp này sử dụng một loại bột sơn tĩnh điện rất thân thiện với môi trường, khi sử dụng thì nó sẽ được tích một điện tích dương thông qua một thiết bị có tên là súng phun sơn tĩnh điện trong hệ thống sơn, và đồng thời thì vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích âm để tạo hiệu ứng bám dính chặt chẽ một cách tối đa.

Những vật liệu có thể được phun sơn tĩnh điện
Những vật liệu có thể sử dụng sơn tĩnh điện thường là những vật liệu làm từ kim loại như nhôm, kẽm, magie, sắt…Sơn tĩnh điện có thể ứng dụng trên nhiều sản phẩm với kích thước khác nhau, từ các thiết bị điện tử, thiết bị nội thất cho đến các thiết bị ngoại thất như ngành hàng không, ngành điện tử, ngành dân dụng, ngành công nghiệp chế tạo xe, ngành nhôm kính…
Trong ngành vật liệu xây dựng, sơn được sử dụng khá nhiều. Đặc biệt, trong ngành cửa nhôm kính bởi đặc tính bền màu, không bị phai màu bởi thời tiết, giữ được tính thẩm mĩ cho công trình.
Sơn tĩnh điện được ứng dụng trong rất nhiều hệ nhôm. Các hệ nhôm từ tầm trung bình như nhôm 700, nhôm 1000; các loại nhôm trong nước như Việt Pháp, Eurowindow; đến các dòng nhôm cao cấp như nhôm Xingfa tem đỏ đều sử dụng phương pháp phun sơn tĩnh điện.
Sắt cũng có thể sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện với độ bám dính và chống oxy hóa cao.

Quy trình phun sơn tĩnh điện
Để sản phẩm được đảm bảo 100% thì bắt buộc sản phẩm phải được tiến hành theo các quy trình trong dây chuyền sơn tĩnh điện. Quy trình gồm có 4 bước cơ bản, đó là:
- Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý làm sạch bề mặt trước khi tiến hành phun sơn. Tại GMT, các kỹ sư của chúng tôi lựa chọn công nghệ Phun bi – Phun cát để làm sạch bề mặt, tẩy rỉ, loại bỏ tạp chất
- Sấy khô: Sấy khô vật cần sơn sau khi xử lý bề mặt
- Phun sơn tĩnh điện: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng. Bạn có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng, bề mặt vật sơn
- Sấy sơn: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy 150 – 200 độ C, thời gian sấy 10 – 15 phút)

Nếu bạn có nhu cầu về Phun sơn tĩnh điện
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn